Phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Phạm Thủy

Nhiều chị em phụ nữ vẫn hay bị nhầm giữa hai khái niệm chậm kinh và mang thai. Nên nhiều khi cũng bị lo lắng không biết mình có đang mang thai không vì đến ngày rồi mà kỳ kinh chưa tới? Vậy hãy theo dõi bài viết sau để phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai nhé!

Chậm kinh là gì?

Chậm kinh, hay còn gọi là trễ kinh, là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bắt đầu không như mong muốn, với chu kỳ bình thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Khi phụ nữ không có kinh nguyệt trên 35 ngày hoặc lâu hơn sau kỳ kinh nguyệt gần nhất thì được coi là chậm kinh.

sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Mang thai là thế nào?

Mang thai là quá trình một phụ nữ mang thai và nuôi dưỡng một thai nhi trong tử cung cho đến khi sinh. Quá trình này bắt đầu khi một tế bào tinh trùng thụ tinh với một tế bào trứng, tạo thành hợp tử. Hợp tử sau đó di chuyển xuống tử cung và bám vào thành tử cung. Sau đó, hợp tử sẽ phát triển thành thai nhi.

Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Vậy sự khác  nhau giữa chậm kinh và mang thai là gì? Cùng theo dõi nhé!

Phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Dấu hiệu phổ biếnChậm kinhMang thai
Buồn nônÍt phổ biến, thường sẽ không có triệu chứng buồn nônPhổ biến, thường xuất hiện sớm (khoảng 6 tuần sau khi thụ thai hoặc có thể sớm hơn), hầu hết các mẹ bầu đều ít nhiều có triệu chứng này. Đây được gọi là hiện tượng ốm nghén
Chảy máu âm đạoChậm kinh sẽ không làm chảy máu bất kỳ lần nào cho tới khi tới ngày hành kinh đầu tiênCó thể gặp ra đốm máu nhẹ hoặc chảy máu nhiều hơn (sau 12 tuần). Đây được xem là máu báo thai đã làm tổ trong tử cung
Chuột rútCó thể gặp, thường do PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt). Hiện tượng này sẽ xảy ra tầm 1-2 ngày trước khi hành kinh và đến ngày đầu hành kinh sẽ thuyên giảm dầnTình trạng này là phổ biến ở phụ nữ mang thai, kéo dài lâu hơn và thường bị tập trung ở lưng dưới hoặc bụng dưới
Đau ngựcPhổ biến, do thay đổi nội tiết tố và thường xảy ra vào kỳ sau của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài đến khi chu kỳ mới bắt đầuPhổ biến, do tăng lưu lượng máu. Đầu ngực sẽ trở nên rất nhạy cảm và dễ đau mỗi khi sờ vào. Thường sẽ kéo dài từ 1-2 tuần kể từ khi thụ thai
Thèm ănCó thể thay đổi nhiều khẩu vị nhưng không kèm cảm giác buồn nônCó thể thèm ăn hoặc chán ăn bất thường
Chướng bụng dướiCó thể gặp, do đầy hơi, táo bónPhổ biến, do sự phát triển của thai nhi
sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai

Như vậy có thể thấy các dấu hiệu của chậm kinh và mang thai gần như là tương tự nhau nên nhiều người không khỏi nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu để ý một cách cẩn thận hơn sẽ thấy những biểu hiện này có sự khác nhau rõ rệt.

>>> Xem thêm: Ra khí hư màu nâu có phải mang thai không và những điều cần biết

Hy vọng với những chia sẻ của bài viết đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích để phân biệt được các dấu hiệu giữa hai hiện tượng chậm kinh và mang thai.

Chia sẻ: