Bé mấy tháng biết ngồi? Và bố mẹ cần phải lưu ý những gì khi cho bé tập ngồi để mang lại hiệu quả và sự an toàn tuyệt đối cho bé? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để cập nhật những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này nhé!
Bé mấy tháng biết ngồi?
Trẻ sơ sinh bắt đầu biết lẫy từ 3-4 tháng tuổi và có thể tự ngồi từ 6-9 tháng tuổi. Và hầu hết các bé đủ 8 tháng tuổi sẽ có khả năng tự ngồi trong vòng vài phút mà không cần đến sự hỗ trợ của người khác.
Tuy nhiên, mốc phát triển của mỗi bé là khác nhau và chỉ chênh lệch ít nhiều so với thời gian trên, do đó, các mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu bé nhà mình chưa biết ngồi đúng mốc thời gian này.
Những dấu hiệu nào cho thấy bé đang tập ngồi
Khả năng kiểm soát đầu và cổ
Khi thấy bé có thể giữ đầu vững khi nằm sấp hoặc nằm ngửa, bé có thể tự lật người từ sấp sang ngửa và ngược lại và bé có thể chống tay và nâng cao phần thân trên khi nằm sấp. Đây chính là những dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy bé nhà mình đang ‘’đòi’’ tập ngồi rồi đó.
Bé quan tâm đến thế giới xung quanh
Bé thể hiện sự quan tâm đến thế giới xung quanh và muốn được bế hoặc chơi đùa bằng cách bé có thể hướng đầu về phía nguồn âm thanh hoặc theo dõi đồ vật di chuyển. Bên cạnh đó, bé có thể bập bẹ và giao tiếp bằng mắt với người lớn. Tất cả những dấu hiệu này đều là bước đầu tiên để cho thấy bé nhà bạn đang dần muốn tập ngồi.
Khả năng vận động tay chân
Bé có thể tự nâng cao đầu và vai khi nằm sấp, đồng thời bé có thể đạp chân và vung tay mạnh mẽ. Bé có thể chống tay và đẩy người lên khi nằm sấp. Lúc này, bé cũng đang rất mong muốn được tập ngồi rồi.
Tuy nhiên, các bố mẹ hãy hỗ trợ bé nhé, luôn quan sát, kê gối đệm bên dưới bé và sẵn sàng đỡ bé bất cứ lúc nào bé cần.
Khả năng dần ngồi vững
Một giai đoạn về sau, bé có thể ngồi với sự hỗ trợ trong thời gian ngắn và bé có thể tự ngồi dậy từ tư thế nằm hoặc bò. Một thời gian sau đó thì dần dần bé có thể giữ thăng bằng khi ngồi mà không cần hỗ trợ.
Tất cả những dấu hiệu trên có thể cho thấy bé nhà mình đang bắt đầu muốn tập ngồi. Vậy bố mẹ cần lưu ý những gì khi tập ngồi cho bé để mang lại hiệu quả và sự an toàn tuyệt đối trong lúc bé tập đổi tư thế này.
Cần lưu ý những gì khi tập ngồi cho bé
Trước khi tập
Đảm bảo bé đã sẵn sàng: Bé có thể giữ đầu và cổ vững, có thể tự lật người và thể hiện sự quan tâm đến thế giới xung quanh.
Chọn nơi tập an toàn: Nên tập cho bé trên sàn nhà hoặc thảm mềm, tránh xa các vật dụng sắc nhọn hoặc nguy hiểm.
Chuẩn bị đồ dùng cần thiết: Khăn mềm, gối hoặc đồ chơi để hỗ trợ bé.
Trong khi tập
Bắt đầu từ từ
Cho bé ngồi với sự hỗ trợ trong thời gian ngắn và tăng dần thời gian khi bé đã quen.
Luôn quan sát bé
Không để bé tập ngồi một mình mà không có người lớn bên cạnh.
Khuyến khích bé
Khen ngợi và động viên bé khi bé cố gắng ngồi.
Dừng lại khi bé tỏ ra mệt mỏi
Không nên ép buộc bé tập nếu bé không muốn.
Sử dụng các bài tập phù hợp
Có nhiều bài tập khác nhau để giúp bé tập ngồi, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về cách tập phù hợp với bé.
Một số bài tập tập ngồi cho bé
Đặt bé ngồi trong lòng bố mẹ
Đặt bé ngồi trong lòng của bố mẹ và hỗ trợ bé ở lưng và cổ, cho bé nhìn xung quanh và chơi đùa.
Cho bé ngồi dựa vào gối
Đặt bé ngồi dựa vào gối mềm, cho bé chơi đùa với đồ vật ở phía trước.
Khuyến khích bé vươn người
Đặt đồ chơi mà bé thích trước mặt để bé vươn người về phía trước và cố gắng ngồi dậy.
Tập cho bé ngồi trên ghế
Có thể tập cho bé ngồi trên ghế và nên chọn ghế có kích thước phù hợp với bé, hỗ trợ bé ở lưng và cổ khi ngồi.
>>> Xem thêm: Giải đáp: Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì?
Hy vọng với những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết đã giúp các bậc phụ huynh nắm bắt được thời điểm em bé bắt đầu tập ngồi. Đồng thời cần lưu ý những gì quan trọng khi tập ngồi cho bé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh để có thể phát triển một cách toàn diện nhất.