Bầu đau bụng dưới có sao không? Cách xử lý

Phạm Thủy

Bầu đau bụng dưới có sao không? Cách xử lý ra sao? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu khi gặp phải tình trạng này trong thai kỳ của mình. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm ra lời giải đáp chính xác nhé!

Các nguyên nhân của việc bầu đau bụng dưới?

Thai làm tổ trong buồng tử cung

Trong thời gian đầu mang thai, người phụ nữ sẽ có cảm giác đau lâm râm bụng dưới. Nguyên nhân chính là do thai đã bắt đầu vào tử cung và làm tổ trong buồng tử cung. Và bạn không cần quá lo lắng bởi vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 ngày rồi dần dần ít đi và biến mất hoàn toàn.

bầu đau bụng dưới
Bầu đau bụng dưới có sao không?

Thai nhi đạp

Một nguyên nhân nữa cho việc bạn bị đau bụng dưới khi mang thai chính là do em bé trong bụng đạp mẹ. Nếu là nguyên nhân này thì bạn không cần phải lo lắng vì đây là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển rất tốt và khỏe mạnh.

bầu đau bụng dưới
Bầu đau bụng dưới có sao không?

Hơn nữa thì tình trạng này cũng không kéo dài quá lâu mà nó sẽ dần dần ít đi rồi tan biến mất.

Mẹ bầu ăn uống thiếu dinh dưỡng

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên chú ý xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Điều này giúp cho cả mẹ và bé có sức khỏe tốt và phát triển bình thường.

Một trong những nguyên nhân chính khi mang bầu đau bụng dưới là do mẹ bầu chưa có chế độ ăn uống phù hợp, nhiều trường hợp sẽ dẫn đến kèm theo đó là hiện tượng táo bón.

bầu đau bụng dưới
Bầu đau bụng dưới có sao không?

Khi người phụ nữ mang thai, tử cung chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động nên mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. Và khi mang thai thì lượng progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn so với bình thường, chúng gây ra hiện tượng người phụ nữ tiêu hóa kém, hay bị đau bụng dưới.

Thai ngoài tử cung

Ngoài những nguyên nhân trên, chúng ta không nên chủ quan nếu như thấy hiện tượng đau bụng dưới. Đây có thể là dấu hiệu thông báo người phụ nữ đang mang thai ngoài tử cung 

Một số nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường ở vòi tử cung. Vậy nên hãy đi kiểm tra sức khỏe sinh sản tổng quát khi đã có kế hoạch có em bé để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng cho việc mang bầu nhé.

bầu đau bụng dưới
Bầu đau bụng dưới có sao không?

Một số triệu chứng chủ yếu khi thai phát triển bên ngoài tử cung có thể kể đến như: người phụ nữ bị đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo máu âm đạo chảy ra.

Bong nhau thai

Trong một số trường hợp, người phụ nữ gặp phải trường hợp bong nhau thai, cụ thể chúng sẽ bong ra khỏi tử cung khiến bạn cảm thấy rất đau bởi vì tử cung dần trở nên căng cứng. Nếu là nguyên nhân này thì bạn cần chú ý và cẩn trọng bởi vì thông thường nhau thai chỉ bong sau khi bạn sinh em bé.

Nhưng trên thực tế, số người gặp phải tình trạng này rất hiếm, vậy nên tốt nhất mẹ bầu nên đi khám và kiểm tra kịp thời, tránh những hậu quả xấu để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Cách xử lý hiệu quả đau bụng dưới khi đang mang bầu 

Đau bụng dưới là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đau bụng dưới đều nguy hiểm. Dưới đây là một số cách xử lý khi bạn bị đau bụng dưới khi mang thai:

Nghỉ ngơi

Việc đầu tiên bạn nên làm khi bị đau bụng dưới là nằm nghỉ ngơi. Tránh vận động mạnh và nằm ở tư thế thoải mái nhất.

bầu đau bụng dưới
Bầu đau bụng dưới có sao không?

Chườm ấm

Sử dụng túi chườm ấm hoặc khăn ấm để chườm lên vùng bụng dưới. Nhiệt độ ấm có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp cơ thể tránh bị mất nước, điều này có thể góp phần làm giảm đau bụng.

Ăn thức ăn dễ tiêu hóa

Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa thay vì ăn ba bữa chính. Tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ ngọt.

bầu đau bụng dưới
Bầu đau bụng dưới có sao không?

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đi khám bác sĩ

Nếu bạn bị đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu âm đạo, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

bầu đau bụng dưới
Bầu đau bụng dưới có sao không?

>>> Xem thêm: Tổng hợp 28 điều kiêng kỵ khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích khi gặp tình trạng bầu đau bụng dưới. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh và thành công!

Chia sẻ: